Ngày 3/12/2022 Tại Cung thể thao AQUARIDA – Mỹ Đình, Hà Nội. Công ty CP Nam Việt tổ chức Hội thảo khoa học nội dung: ” Sản xuất các chế phẩm sinh học từ vi khuẩn Lactobacillus acidophilus và nấm men Sacharomyces boulardii” Thuộc dự án : “ Hoàn thiện quy trình công nghệ và sản xuất chế phẩm probiotic từ nguồn gen vi khuẩn (Lactobacillus acidophilus) và nấm men (Sachcaromyces boulardii) phục vụ chăn nuôi an toàn sinh học” . Mã số NVQG-2021/DA.01.
Thành phần tham dự hội thảo gồm:
Khách mời: 1, PGS.TS Hoàng Kim Giao – Nguyên cục trưởng cục Chăn nuôi- Phó chủ Tịch hiệp hội chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam.
2, PGS.TS Lê Thị Thúy – Viện trưởng Viện Khoa học và kỹ thuật chăn nuôi Việt Nam.
3, PGS.TS.Chuyên viên cao cấp Phạm Công Hoạt – Trưởng phòng Nông nghiệp, vụ Khoa học Công nghệ Các nghành Kinh tế Kỹ thuật – Bộ KHCN
4, TS. Phạm Văn Tiềm – Chuyên viên phòng Nông nghiệp, vụ Khoa học Công nghệ Các nghành Kinh tế Kỹ thuật – Bộ KHCN
5, Tiến sỹ: Nguyễn Quỳnh Uyển – Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học Đại học Quốc Gia Hà Nội
Các thầy cô giảng viên khoa chăn nuôi thú ý – ĐH Nông Lâm Thái Nguyên: 1, TS. Phạm Thị Trang: Giảng viên bộ môn Dược – Thú Y
2, TS. Nguyễn Tiến đạt – Giảng viên bộ môn Chăn nuôi
3, TS. Nguyễn Thị Bích Đào – Giảng viên bộ môn Thú Y
4, ThS. Lê Thị Khánh Hòa – Giảng viên bộ môn Thú Y
Ban lãnh đạo Công ty CP Nam Việt: 1, Ông Hà Văn An – Chủ tịch HĐQT CTCP Nam Việt
2, Ông Trịnh Mạnh Hải – Phó Tổng Giám đốc CTCP Nam Việt
3, Bà Phạm Ngọc Hoa – GĐKD các thương hiệu men vi sinh, thuốc thú y
4, Bà Sầm Thúy Vinh – GĐ Sản xuất thuốc thú y & các sản phẩm men Vi sinh.
5, Bà Phạm Thị Thu – GĐ Trung tâm Nghiên cứu &Ứng dụng công nghệ
Chủ nhiệm dự án: Tiến sỹ Phạm Lê Anh Tuấn Cùng các quản lý, nhân viên : phòng Kinh doanh, phòng Sản xuất, phòng Kỹ thuật, Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ, Trang trại chăn nuôi Công ty Cổ phẩn Nam Việt.
Trong ngành chăn nuôi hiện đại, an toàn sinh học có vai trò chủ đạo trong tất cả các yếu tố sản xuất sản phẩm an toàn. Giữ được môi trường và trại chăn nuôi an toàn sinh học giúp ngăn ngừa nguy cơ rủi ro từ những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm liên quan đến sản xuất thực phẩm an toàn. Tất cả các nước xuất khẩu sản phẩm ngành chăn nuôi, đặc biệt là sản phẩm tươi sống đều phải có xuất xứ từ nơi được chứng nhận là vùng sản xuất an toàn sinh học và Việt Nam cũng đang tiếp cận tiêu chí chăn nuôi an toàn sinh học.
Hiện nay, trong chăn nuôi gia súc gia cầm, sức khỏe của hệ tiêu hóa được đặt lên hàng đầu, được cả thế giới quan tâm. Sức khỏe của hệ tiêu hóa phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến là yếu tố cân bằng hệ vi sinh vật có lợi. chỉ có một hệ tiêu hóa lành ạnh thì mới giúp chuyển hóa và hấp thu được dinh dưỡng từ khẩu phần ăn lý tưởng. Số lượng vi sinh vật có mặt trong hệ tiêu hóa của vật nuôi thay đổi tùy từng đối tượng vật nuôi, tùy từng phân đoạn của đường tiêu hóa (dạ dày, ruột non, tá tràng…), chủng loại vi sinh vật cũng thay đổi có thể lên tới 400-500 chủng khác nhau, mật độ vi sinh vật giao động mạnh từ 101 đến 1012 CFU/ml trong dịch hệ tiêu hóa. Sự cộng sinh của nhiều chủng vi sinh vật trong hệ tiêu hóa giúp tạo ra một hệ sinh thái mở và tạo ra sự cân bằng trong quần thể vi sinh vật.
Đây là dự án sản xuất thử nghiệm đầu tiên sử dụng nguồn LAB và nấm men bản địa để sản xuất ở quy mô công nghiệp các chế phẩm sinh học ứng dụng trong chăn nuôi ở nước ta. Nguồn LAB bản địa thu nhận từ kết quả của đề tài “ Đánh giá nguồn gen vi khuẩn Lactic bản địa định hướng ứng dụng trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi” chủ yếu được phân lập từ nguồn thực vật tươi đặc hữu, hệ tiêu hóa ở động vật cũng như từ nguồn động vật, thực vật lên men. Ngoài đặc tính sinh Bacteriocin, những chủng lactic này còn được đánh giá cao với đặc tính nổi trội khác như đặc tính sinh exopolysaccharide cũng như khả năng tạo biofilm ở các chủng LAB. Chế phẩm Probiotic từ khuẩn L.a và nấm men S.b với nguồn gốc chủng rõ ràng là những sản phẩm mới trong nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở thừa kế các kết quả đã nghiên cứu, dự án sản xuất thử nghiệm này sẽ thực hiện xây dựng quy trình công thức phối trộn các chủng với nhau, từ đó tạo ra các chế phẩm sinh học Probiotic cho ngành chăn nuôi, đảm bảo an toàn và giảm chi phí giá thành chăn nuôi.
Công ty cổ phần Nam việt có trang trại diện tích gần 100ha, với hệ thống trang trại tự động hiện đại nhập khẩu toàn phần từ con giống Heo ông bà và thiết bị của Đan Mạch. Hiện Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nam Việt đã tiếp nhận và thực hiện các nội dung công việc của Dự án và tiến hành sản xuất thử nghiệm men Probiotic đưa vào sử dụng cho toàn bộ hệ thống trang trại của công ty, qua việc phân lô, theo dõi, so sánh chăn thử nghiệm đã thu được 1 số các kết quả rất tốt như vật nuôi khỏe mạnh, giảm tiêu tốn thức ăn, giảm chi phí thuốc thú y… Khi dự án này hoàn thành, sản phẩm được thử nghiệm đánh giá qua các kết quả thực tế sử dụng, được thông qua Hội đồng đánh giá của các nhà khoa học thì công ty sẽ thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định của nhà nước để sản xuất và phát triển sản phẩm rộng rãi trên quy mô chăn nuôi công nghiệp cả nước để mang lại hiệu quả kinh tế cao, an toàn dịch tễ, góp phần vào sự phát triển và định hướng xu thế chăn nuôi an toàn sinh học của ngành chăn nuôi Việt Nam.
Một số hình ảnh và Video của Hội Thảo khoa học.
Ông Hà Văn An – Chủ tịch HĐQT Cty CP Nam Việt phát biểu khai mạc hội thảo.
PGS.TS Lê Thị Thúy – Viện trưởng Viện Khoa học và kỹ thuật chăn nuôi Việt Nam.
TS. Phạm Lê Anh Tuấn – Chủ nhiệm dự án.
TS. Phạm Thị Trang – giảng viên bộ môn Dược – Thú y,
trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên.
Ban lãnh đạo Cty cùng các nhà Khoa Học
Một số hình ảnh của Hội Thảo.